GIỚI THIỆU NGÀNH LUẬT
I. NGÀNH, TRÌNH ĐỘ, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Tên ngành đào tạo: Pháp luật; Mã ngành: 42380101
2. Trình độ đào tạo: Trung cấp.
3. Đối tượng đào tạo:
Tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học dở chương trình trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông.
Tốt nghiệp trung học cơ sở.
Tốt nghiệp ngành khác trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
4. Thời gian đào tạo:
Đối với học sinh trung học phổ thông, tốt nghiệp ngành khác trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên là 02 năm.
Đối với học sinh học dở lớp 10, 11, 12 là 02 năm 06 tháng, 02 năm 03 tháng.
Đối với học sinh trung học cơ sở là 03 năm.
II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
1. Kiến thức chung:
Bước đầu hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt pháp luật, kỉ cương, nội quy của Nhà trường.
Có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, có kiến thức về nhiệm vụ công tác quốc phòng an ninh trong tình hình mới, phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Có kiến thức và kỹ năng trong giao tiếp, thực hiện được một số kỹ năng như: Kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, nói trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp, vận dụng được kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường, xã hội, trong tìm kiếm việc làm và nơi làm việc.
Kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, vai trò của Nhà nước và pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.
Kiến thức về các lĩnh vực pháp luật thương mại: chủ thể kinh doanh, thương mại hàng hoá và dịch vụ, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại, đất đai, môi trường.
Kiến thức về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự: quyền sở hữu, tài sản, hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thủ tục giải quyết việc dân sự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, thi hành án dân sự; pháp luật lao động và pháp luật về hôn nhân gia đình.
Kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
Kiến thức cơ bản về pháp luật hành chính: về thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo; về công vụ, cán bộ, công chức; lương và chế độ đãi ngộ của cán bộ, công chức; về trách nhiệm bồi thường nhà nước; về trách nhiệm hành chính.
Kiến thức cơ bản về pháp luật ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng.
2. Chuẩn ngoại ngữ:
Học viên khi ra trường phải đạt trình độ A tiếng Anh. Học viên có khả năng hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu cơ bản. Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hàng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
3. Trình độ tin học:
Học viên khi ra trường phải đạt được trình độ A Tin học. Học viên có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản vào các công tác tin học văn phòng như chép, xóa, nhập dữ liệu, soạn thảo văn bản, bảo mật tài liệu, cân chỉnh trang trong Word, bảng tính trong Excel, in ấn tài liệu.
III. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG
1. Kỹ năng cứng:
Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý.
Biết cách khai thác nguồn thông tin, tri thức thông qua internet, sách, báo, tạp chí, tư liệu, hội thảo, hội nghị để tự cập nhật thực tiễn, bồi dưỡng chuyên môn cải tiến nghiệp vụ.
Biết cách tra cứu các văn bản pháp luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới và áp dụng vào thực tiễn.
Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc ngành luật.
2. Kỹ năng mềm:
Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật được thiết kế để đào tạo người học đã tốt nghiệp THCS/THPT hoặc tương đương trở thành cán bộ pháp luật có thể làm tốt công tác Tư pháp Hộ tịch cấp xã, công tác Thi hành án dân sự cấp huyện và cấp tỉnh, cán bộ giúp việc Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng, cán bộ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, các chức danh chuyên môn và lãnh đạo của chính quyền cơ sở,…; là người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản trong lĩnh vực luật; có khả năng phục vụ cho các cơ quan của chính quyền cơ sở, các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn,…
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể thực hiện được ngay các công việc như: Soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật, tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng, thực hiện đúng trình tự, thủ tục trong các tác nghiệp và vận dụng đúng các quy định của pháp luật trong công tác Tư pháp ở cơ sở; Tổ chức được các hoạt động thi hành án, công chứng, chứng thực, hộ tịch, bầu cử, quản lý địa giới hành chính, các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, xử lý khiếu nại, khiếu kiện của người dân và xử lý các vi phạm hành chính ở cơ sở; Có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian cá nhân; làm việc độc lập và làm việc nhóm; Tuyên truyền và phổ biến được pháp luật cho các đối tượng quản lý, cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, giúp cho các đối tượng đó hiểu, chấp hành tốt quy định của pháp luật có liên quan.
IV. YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ
Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan; Tin tưởng và chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có trách nhiệm công dân, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội, có đạo đức tốt, có lòng nhân ái.
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội.
Có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân khác trong công việc.
Có tinh thần làm việc nghiêm túc, biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
V. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc ở nhiều cơ quan với nhiều vị trí công tác khác nhau như: Cán bộ cấp xã (ở hầu hết các chức danh kể cả chức danh lãnh đạo; công chức tư pháp - hộ tịch, công an, địa chính,...); Thực hiện các công việc thuộc ngành Tư pháp và các ngành khác có liên quan pháp luật (tư vấn giải quyết các vụ việc, các tranh chấp thông thường về dân sự, lao động, thương mại, đất đai,...); công chức Sở Tư pháp, nhân viên Tòa án, Viện kiểm sát, thi hành án, nhân viên văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, phòng Tư pháp, văn phòng thừa phát lại, văn phòng hỗ trợ pháp lý, tư vấn luật, trường học, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, doanh nghiệp,…
VI. KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
Học viên có bằng tốt nghiệp trung cấp luật đều có cơ hội học liên thông lên trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành luật và ngành khác thuộc cấp học: cao đẳng, đại học.
VII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU NHÀ TRƯỜNG THAM KHẢO
Chương trình đào tạo của Trường căn cứ trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu do Bộ Tư pháp chỉ đạo biên soạn, do Nhà trường tổ chức biên soạn và sử dụng tài liệu khác, đáp ứng yêu cầu đào tạo bậc Trung cấp ngành Pháp luật cho học viên./.
ĐỊA ĐIỂM TƯ VẤN THÔNG TIN VÀ NHẬP HỌC NGÀNH LUẬT
* KHU VỰC GÒ VẤP: Số 4A - 6A Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp,TP.HCM
ĐIỆN THOẠI: (08).62937134 - (08).62937138
Hotline: 0908.038.277- 0919.083.000 - 0918.685.758
* KHU VỰC TÂN PHÚ: Số 691 (4Acũ) Âu Cơ, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
ĐIỆN THOẠI: (08).6286 6889 - Hotline: 0918.685.758 - 0913.040.048
* KHU VỰC QUẬN 7: Khu lưu trú công nhân Sadeco, KCX Tân Thuận, Bùi Văn Ba, P.Tân Thuận Đông, Q.7,TP.HCM
ĐIỆN THOẠI: (08).6286 6889 - Hotline: 0918.685.758 - 0989017065