CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH PHÁP LUẬT
KIẾN THỨC:
- , đất đai, dân sự, hành chính, các thủ tục hành chính, quản lý hộ tịch, soạn thảo các hợp đồng, chứng thực, công tác hòa giải và biết vận dụng vào thực tế công tác.
- Đạt trình độ tương đương cấp độ A tiếng Anh;
- Đạt trình độ tương đương cấp độ A về tin học ứng dụng.
KỸ NĂNG
- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân.
- Đăng ký và quản lý hộ tịch như: đăng ký kết hôn; đăng ký khai sinh, khai tử; nhận con nuôi; giám hộ;…
- Soạn thảo các văn bản hành chính, hợp đồng, các loại đơn thư,…
- Tư vấn pháp lý về các lĩnh vực dân sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình, …tại cơ sở.
- Thực hiện công tác chứng thực, hòa giải tại cơ sở.
- Tham mưu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP
- Thái độ làm việc nghiêm túc, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân.
- Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Khiêm tốn, hòa nhã, có ý thức phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân và nhiệm vụ chung của cơ quan, tổ chức.
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP: Tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật, người tốt nghiệp có thể công tác:
- Trong các cơ quan Nhà nước, Tòa án, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan tư pháp cấp xã, cấp huyện,…
- Phòng Pháp chế, phòng Hành chính của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,…
KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP:
- Có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ;
- Tham dự các khóa học chuyên đề để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có khả năng nghiên cứu và tiếp tục học tập ở trình độ Cao đẳng hoặc Đại học Luật.