Giới thiệu ngành hướng dẫn viên du lịch

logo 5

TRƯỜNG TRUNG CẤP SÀI GÒN - SAIGON COLLEGE

Thành lập 2005 (Tên cũ: TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT SÀI GÒN)

Trang chủ»Ngành Đào Tạo»Hướng Dẫn viên du lịch»Giới thiệu ngành hướng dẫn viên du lịch

Fanpage

Liên Hệ Tư Vấn

hinlin 1584240019

 

IMG 20240910 224746

 

dttt 1621071854

 

dttt 1621071854

 

dttt 1621071854

 

dttt 1621071854

 

DSCF3397

 

a9b946ef1e38b200f0679b77312b5de8

 

timthumb

 

anhchutich

 

VTM 1555737114

Giới thiệu ngành hướng dẫn viên du lịch

I. Hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) là gì?

Đối với mọi người thuật ngữ HDVDL khiến người ta liên tưởng một ai đó HD cho một nhóm người có tổ chức, có thể chỉ là một giờ đồng hồ thăm khu nhà tại Phủ chủ tịch – nơi bác Hồ sống làm việc trong những năm tháng cuối đời, một tuần trên chiếc thuyền xuôi dòng Amazon hay một tháng trên tuyến xe lửa xuyên Mĩ…

Còn trên thực tế trong ngành DL, thuật ngự “HDVDL” đã có một định nghĩa khá chính xác: HDVDL là một người nào đó HD cho một nhóm người thực hiện chuyến tham quan trong một thời gian nhất định.

II. Có những phân loại HDVDL nào?

Hiện nay trên thế giới, người ta sơ bộ phân ra các loại như sau:

1) HDVDL chuyên nghiệp (tour guides)

Đó là những người HD đoàn khách thực hiện chương trình tham quan DL của một hãng, công ty cụ thể nào đó.

2) HDV tại điểm (on site guides)

Là người HD du khách thực hiện chuyến tour trong một vài giờ ở các công trình nổi bật như toà thánh Peter ở Rome, trugn tâm vũ trụ ở Florida. Ở Việt Nam những HDV địa phương tại Huế thường dẫn khách đến tham quan các lăng tẩm Huế của triều Nguyễn cũng có thể xếp vào loại HDV này.

3) HDV thành phố (city guides)

Là người HD đoàn khách thực hiện chuyến tham quan thành phố trên phương tiện di động (thường là trên xe buýt, xe trung…). Nhiệm vụ của HDV loại này là chỉ cho khách những đối tượng tham quan nổi bật của thành phố và giới thiệu về chúng. Đôi khi HDV kiêm luôn lái xe, vừa lái xe vừa giới thiệu (a sight-seeing guides)

4) HDV cộng tác (step-on guides)

Đó thường là những giáo viên ngoại ngữ, nhà sử học, học giả có ngành nghề chính, nhờ thông thạo ngoại ngữ, am hiểu kiến thức tổng hợp, nắm được tuyến điểm tham quan DL mà hãng DL, công ty lữ hành nào đó thuê họ theo hợp đồng. Đa số các loại HDV cộng tác này thường làm tự do hoặc theo mùa DL. Ví dụ đối với các giáo viên là vào các kì nghỉ đông, nghỉ hè.
HDV cộng tác có thể làm tất cả các chức năng như 3 loại HD trên.

5) Các loại khác: 

Trên thực tế, đặc biệt là ở Việt Nam, chúng ta còn có thể kể thêm 2 loại HD:
- HDV suốt tuyến: đó thường là những HDV chuyên nghiệp của công ty, hãng DL nào đó. Họ đi suốt tuyến cùng đoàn từ ngày đầu đến ngày cuối, chịu trách nhiệm toàn bộ về thực hiện chương trình tham quan Dl của đoàn.
- HDV địa phương: Đa phần là HDV địa phương, cũng có thể là HDV thành phố.

III. ƯU THẾ VÀ SỰ HẤP DẪN CỦA NGHỀ HƯỚNG DẪN

a. Về mặt kinh tế, sự hưởng thụ: 
HDV được trả tiền cao, ngoài tiền làm công việc hướng dẫn còn có tiền thưởng, tiền “boa”, v.v… Họ được ở trong những khách sạn sang trọng, thưởng thức những món ăn ngon.

b. Được chọn nơi làm việc: 

Nếu không phải HDV chuyên nghiệp, họ được chọn nơi làm việc vào thời gian thích hợp theo nguyện vọng và sở thích của mình.

c. Hấp dẫn đối với mọi người: 

Là trung tâm của sự chú ý, trước hết là của cả đoàn khách (có số khách 50-60 người), là chuyên gia có kiến thức sâu rộng ở các tuyến điểm du lịch.

d. Nghệ sĩ biểu diễn: 

Người chủ của hàng loạt các kĩ năng, nhiều khi HDV như là một nghệ sĩ biểu diễn làm cho đoàn khách thán phục.
 
e. Nghề trẻ trung và làm say lòng người: 
 
Nghề HD luôn làm bạn tươi trẻ và chính bạn làm cho người khác thoải mái, đem lại niềm vui cho nhiều người. Nghề HD gây ấn tượng mạnh mẽ và dễ làm say lòng người.

f. Được đánh giá cao: 

Ở một số nước DL phát triển, nơi mà phương tiện giao thông đi lại, khách sạn cho du khách thuận lợi cho chương trình tham quan phong phú, tổ chức có nề nếp thì thành công của chuyến đi phụ thuộc từ 60-70% vào công tác HD.

g. Khả năng trở thành người có trọng trách, địa vị cao trong xã hội: 

Nghề HD do đi nhiều, biết nhiều, có kinh nghiệm và từng trải nên nhiều HDV giỏi đã trở thành những người có trọng trách trong xã hội trong ngành DL. Ngài Jimperler, chủ tịch hãng DL nổi tiếng New Bedford Paragon nhận xét: “Thật đáng ngạc nhiên và thú vị có biết bao nhiêu cựu HDV của chúng ta giờ đây đã là những luật sư nổi tiếng, giáo sư uyên bác của các trường đại học, các nhà lãnh đạo dầy tài ba của ngành DL”. Ở Việt Nam nhiều cựu cán bộ HDDL đã trở thành giám đốc, phó giám đốc các công ty, thậm chí đã có một người cựu HDV
đã trở thành một trong những lãnh đạo của cả ngành DL Việt Nam.

IV. VẤT VÀ CÙNG THỬ THÁCH NGHỀ HƯỚNG DẪN :

Đối với nhiều người, HDVDL dường như là một nghề đáng mơ ước. Mơ ước đẹp đẽ đó rất có thể trở thành những giấc mơ hão huyền bởi các lí do sau:

a. Khó khăn về mặt gia đình:

Người HD ra đi với một chiếc va li trên tay, một cái gì đó của đời thường sẽ tan biến. Chẳng có gì phải nghi ngờ khi rất nhiều HDV đã không lập gia đình, những ai đã xây dựng gia đình thì lại phải rất tế nhị làm sao cho mối quan hệ của họ với gia đình được êm thắm bền vững, giữ gìn được hạnh phúc, nhất là khi ngườI HD vắng nhà trong một khoảng thờI gian dài.

b. Một nghề” lao động nặng”:

HDV phải làm một công việc với yêu cầu cao và cần có sức bền bỉ, tiền thưởng dù khá nhưng không phải lúc nào cũng dễ kiếm. Trên đường đi HDV phải đối mặt với khá nhiều căng thẳng, họ phải có trách nhiệm với cuộc sống của bao nhiêu con người, một trogn số đó lại đòi hỏi rất nhiều và khó tính, thời gian làm việc lại dài, ví dụ một ai đó gọi điện vào lúc 3h sáng, HDV lập tức phải đáp ứng ngay. Như vật trên thực tế khi đi với đoàn khách HDV luôn ở trạng thái làm việc 24h trong ngày.

Ở Bungary là nước có ngành du lịch phát triển, 60% thu nhập quốc dân là từ DL, coi nghề HD là nghề lao động “nặng”, vì HDV phải lao động trong điều kiện hết sức vất vả. Đi cùng đoàn khách thực hiện chuyến tham quan du lịch, trong khi khách nghỉ ngơi vãn cảnh thì HDV phải làm việc, giới thiệu về tuyến điểm tham quan đó bằng ngôn ngữ của khách DL.

Các bạn thử tưởng tượng, một người luôn phải sử dụng ngôn ngữ nước ngoài để diễn đạt lượng kiến thức rất đa dạng, truyền đạt sao cho khách nghe một cách say sưa, hào hứng, đó quả là một công việc mệt nhọc, căng thẳng về thần kinh và trí tuệ. Công bằng mà nói thì công việc này không phải ai cũng làm được.

HDV luôn cùng khách đi trên hành trình dài, có khi tới hàng ngàn km, bằng ô tô, máy bay, tàu thuỷ… với thời tiết có lúc rất khắc nghiệt, có chuyến đi xa gia đình hàng tháng trời. Có HDV đã cùng du kháchthực hiện cuộc DL leo núi, lội sông, vượt đèo, lội suối… như vậy rõ ràng nghề HDV đâu nhàn hạ như một số người quan niệm.

Về mặt tâm sinh lí đòi hỏi HDV phải có sức chịu đựng dẻo dai, kiên trì bởi có những buổi đón khách DL ở sân bay, nhà ga, bến tàu đến phát mệt.

c. Nghề làm dâu trăm họ:

HDVDL gần như là nghề làm dâu trăm họ. Như các bạn đã biết, đối tượng phục vụ của HDVDL không chỉ là khách trong nước mà còn là khách nước ngoài. Có thể hôm nay gặp đoàn khách dễ tính, ít đòi hỏi, HDV làm việc thư thái hơn. Nhưng có thể ngày mai sẽ gặp đoàn khách quốc tịch khác mà đòi hỏi, yêu cầu, sở thích của họ hoàn toàn khác và có thể rất khó tính, HDV phải có nghệ thuật làm cho đoàn khách thoải mái, vui vẻ, hài lòng với những HD của mình. Đây không phải là chuyện đơn giản. Đoàn khách DL nước ngoài có ấn tượng tốt đẹp sau chuyến đi đối với đất nước mà khách tham quan hay không, điều này phụ thuộc vào trình độ của HDV. Trong khi đó các công việc của HDV không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Có đoàn khách chỉ vì lí do vu vơ nào đó như việc bố trí khách sạn, phương tiện ô tô, món ăn đặt không đúng yếu cầu… đều trút lên đầu HDV, xúc phạm HDV…

d. Khả năng chán việc:

HDV phải cân nhắc về một thông tin thường là vài lần trong một ngày, câu hỏi mà họ nghe thấy có thể đã được dự đoán trước. Điều hết sức quan trọng là đôi khi họ phải “giả vờ” ngạc nhiên cùng du khách về đối tượng tham quan nào đó. Một HDV cho biết đã không thể hiện cho khách biết đã nghe các loại câu hỏi của du khách về một chủ đề nào đó không biết đã bao nhiêu lần rồi.

Một vấn đề đáng quan tâm là liệu ngành khoa học công nghệ có thể làm cho người HDV trở nên “thừa” không khi ở một số điểm tham quan, khách du lịch có thể thuê máy nghe vừa tham quan vừa nghe những lời giới thiệu đã được ghi âm sẵn. Ở các điểm tham quan khác, ngay sau khi bước vào phòng, du khách đã được nghe bài giới thiệu và hình ảnh đã được ghi sẵn do hệ thống máy móc điều khiển. Mặc dù vậy nghề HDV sẽ không bao giờ thiếu được vì họ biết biến cuộc tham quan mang dấu ấn của mình mà không máy móc nào có thể làm được vì máy ghi âm không thể trả lời cho những thắc mắc của du khách. Tuy vậy một số người vẫn phân vân rằng, liệu ngành khoa học công nghệ có tiếp tục đe doạ sự tồn tại của nghề HDVDL nữa hay không.

V. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MỘT HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 

Một người muốn làm nghề gì cần phải có kiến thức tốt về ngành nghề ấy. Nếu thiếu kiến thức, không đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thì không thể hành nghề được. Đối với nghề HDVDL cũng vậy. để có thể làm việc tốt, người HDV cần nắm vững được những kiến thức của nghề HD.

1. Kiến thức tổng hợp lịch sử, địa lí, văn hoá:

Kiến thức cơ bản cần thiết đầu tiên mà HDV cần thông thạo là những kiến thức tổng hợp lịch sử của dân tộc mình và các dân tộc khác, nắm vững các kiến thức về địa lí, lịch sử, các nền văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc, hiểu biết về các di tính lịch sử và danh lam thắng cảnh, tuyến điểm tham quan DL mà HDV hướng dẫn khách tham quan. Một HDV không biết gì về lịch sử một di tích, không giới thiệu được ý nghĩa những bia đá hay pho tượng, cổng thành… thì không thể đưa khách đi tham quan các di tích lịch sử-văn hoá. Một HDV chỉ biết lơ mơ sơ sài lịch sử dân tộc Việt Nam thì không thể giới thiệu với khách DL truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước.

2. Kiến thức chính trị:

Kiến thức chính trị cũng rất cần thiết đối với HDV. Trước tình hình thế giới đang thay đổi và diễn biến phức tạp, chủ nghĩa Mác Lênin vẫn bị kẻ thù xuyên tạc công kích ở đâu đó, người HDVDL trong công tác HD quốc tế phải nhạy cảm về mặt chính trị, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Như vậy mới có thể làm việc tốt với khách nước ngoài.

3. Kiến thức ngoại ngữ:

Một kiến thức cơ bản tiếp thep của HDV là phải có kiến thức ngoại ngữ tốt. nếu thiếu kiến thức ngoại ngữ, người HDV đang HD cho đoàn khách quốc tế sẽ không thể truyền đạt đầy đủ đến khách những nội dung liên quan đến tuyến điểm tham quan du lịch.

4. Nắm vững tâm lí, thị hiếu của khách DL quốc tế:

Để làm tốt nhiệm vụ, người HDV cần nắm được tâm lí, thị hiếu của khách, nắm được kiến thức luật pháp, ngoại giao thông thường trong giao tiếp. Sẽ vô cùng khiếm nhá nếu một HDV lại có thể tùy tiện dùng tay trái để bắt tay khách, ăn uống nhồm nhoàm trước mặt khách, chân đi dép lê, ăn mặc luộm thuộm, mang hoa sen khi đón đoàn khách DL Nhật Bản hay không biết các thông lệ tối thiểu khi gọi điện thoại.

5. Nắm tour du lịch: 

HDV cần phải biết quy chế, thủ tục xuất nhập cảnh của đoàn DL đến Việt Nam, nắm các chương trình tour mà HDV thông báo cho khách, chu trình đi của một đoàn khách từ khi kí kết tour đến khi thực hiện tour đó.

6. Nghệ thuật truyền đạt, lòng yêu nghề nghiệp, yêu con người: 

Bên cạnh những kiến thức cơ bản trên, người HDV cần phải có nghệ thuật diễn đạt, có lòng yêu nghề, hăng say trong công việc, yêu con người, phải có nhiệt huyết thì mới truyền đạt được tất cả các kiến thức cho du khách.

Bài viết liên quan

Chương trình đào tạo Ngành Hướng dẫn du lịch

  • Mô tả

    Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Hướng dẫn du lịch được thiết kế để đào tạo người học trở thành nhân viên hướng dẫn du lịch trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp

  • Chia sẻ của những SV học ngành du lịch

  • Mô tả

    Mức thu nhập của nghề hướng dẫn viên du lịch lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng, bù lại vất vả của nghề và của ngành Du lịch nói chung không phải ai cũng chịu đựng được.

  • Một số hình ảnh Sinh viên ngành Hướng dẫn Du lịch

  • Mô tả

    Với ý nghĩ sẽ được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau, không ít bạn đã ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch hoặc theo đuổi một nghề nào đó thuộc ngành này.“Khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mới, con người thú vị

  • Chuẩn đầu ra Ngành Hướng dẫn du lịch

  • Mô tả

    Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Hướng dẫn du lịch được thiết kế để đào tạo người học trở thành nhân viên hướng dẫn du lịch trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp

  • Đăng Ký Trực Tuyến

    timthumb 6

     

    hinlin 1584240019

    IMG 20240910 224746

     

    timthumb 1

     

    timthumb 1

     

    timthumb 1

     

    timthumb

     

    timthumb 1

     

    timthumb 2

     

    timthumb 3

     

    DSCF3500

     Sinh Viên Trường Trung Cấp Sài Gòn

    DSCF3448

     Sinh Viên Trường Trung Cấp Sài Gòn

    timthumb 4

     

    timthumb 4

     Hiệu Trưởng Phát Biểu Ngày Khai Giảng

    timthumb 4

     Hội Thao Truyền Thống TP.HCM Lần 3

    timthumb 4

     Hình Ảnh SV Nhà Hàng - Khách Sạn

    timthumb 4

     Hình Ảnh SV Nhà Hàng - Khách Sạn

    timthumb 4

    Hình Ảnh Cán Bộ Nhân Viên Trường

    image

    image

    image

    image

    image

    image

    image

    image

    Trường Trung Cấp Sài Gòn - Saigon College

    Cơ sở chính : Số  4A – 6A   Đường Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp, Tp.HCM

    Tel: (028) 62866889 - Hotline tư vấn tuyển sinh: 0913376186 

    Ngoài cơ sở chính, Trường còn có các cơ sở tại Quận 6, Quận Tân Phú, Quận 7, Quận Bình Thạnh. Học sinh và Qúy Phụ Huynh liên hệ hotline trên để biết thêm chi tiết! 

     

     

    Video

    Bản đồ

    Đăng Ký Tư Vấn Miễn phí

    X
     

    Form Đăng Ký

    Liên hệ copy

    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại(*)
    Trường bắt buộc

    Địa chỉ
    Trường bắt buộc

    Nội dung
    Invalid Input

    Gửi