Việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống. Nếu chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc và gây ra những hậu quả tiêu cực trong cuộc sống như không phát triển nghề nghiệp, thất nghiệp…
Để lựa chọn được nghề nghiệp tương lai chính xác và phù hợp theo niềm đam mê của bản thân, theo ThS. Phạm Văn Giào – Viện Trưởng Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý – Giáo dục cho biết, những tác động tâm lý đối với định hướng nghề nghiệp các bạn trẻ nên quan tâm tới 3 yếu tố:
Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn được dành mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó. Những tác động tâm lý khi chọn ngành chọn trường.
Thứ hai là năng lực, phát huy được tố chất của bản thân, chọn ngành phù hợp. Vượt qua rào cản định hướng nghề nghiệp của gia đình và xã hội, hiểu được năng lực, sở trường của bản thân, mỗi cá nhân phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân.
Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học hoặc trường dạy nghề, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cạnh tranh cho các em học sinh trong quá trình tìm kiếm việc làm sau này hay không.
Chuyên gia tư vấn, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng cho sinh viên
Bên cạnh đó, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp học sinh, sinh viên còn đề cập đến những yếu tố cần thiết giúp các bạn trẻ xác định năng lực của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Sở thích và khả năng nghề nghiệp
Các bạn nên bắt đầu từ việc tìm hiểu và đánh giá bản thân. Bạn hãy lập nên danh sách những thứ bạn thấy cực kỳ thích thú và danh sách những điều bạn có thể làm tốt. Danh sách càng cụ thể càng tốt. Bạn xâu chuỗi, kết nối những điều đó lại, bạn sẽ khám phá nhiều điều về sở thích và khả năng nghề nghiệp của mình.
Ngoài ra, các bạn lắng nghe tư vấn và tham khảo ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè… để bạn đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào. Ngoài ra, các bạn có thể kết hợp một số cách như: làm thử một số công việc liên quan tới nghề nghiệp; tham quan thực tế nghề nghiệp ở các công ty; tìm hiểu thêm thực tế ngành nghề qua một số cá nhân đang làm nghề hoặc tham khảo thêm tài liệu, kiến thức về các ngành nghề lựa chọn…
Khi tiến hành các công việc này một cách thấu đáo, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Thời gian dành cho quá trình này càng dài, sự lựa chọn sẽ càng chính xác. Bởi vậy, các bạn hãy bắt đầu càng sớm càng tốt để có sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình.
Lựa chọn đúng ngành nghề đam mê sẽ tỏa sáng
Ngành học
Sau khi đã xác định bản thân mình phù hợp với nghề nghiệp nào, bạn nên tìm hiểu thông tin về các ngành đào tạo để xem ngành nào phù hợp với nghề nghiệp mình lựa chọn.
Ngoài ra, các bạn tìm hiểu thêm các thông tin về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của ngành học đó bao gồm: nội dung đào tạo gồm các môn học nào, thời gian đào tạo và phương thức đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành học, học xong có thể làm những nghề nghiệp gì, ở đâu? Những thông tin về ngành nghề sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để xem mình nên chọn ngành học nào là phù hợp với bản thân mình.
Chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện gia đình
Năng lực học tập
Các bạn hãy tự đánh giá sức học của mình căn cứ vào điểm học tập ở trên lớp, nhất là các môn xét tuyển, thi tuyển đầu vào của ngành bạn định theo học. Ví dụ bạn chọn xét tuyển khối A thì hãy căn cứ các môn Toán, Lý, Hóa. Bạn cũng có thể đăng ký thi thử các kỳ thi đánh giá năng lực tại các trường đại học để xác định năng lực học tập. Ngoài ra, bạn có thể nhờ thầy/cô, người thân đánh giá, nhận xét.
Trên cơ sở phối hợp cách đó, bạn tự đánh giá năng lực học tập bản thân có thể đăng ký xét tuyển/thi tuyển vào ngành học nào, ở bậc đào tạo nào.
Quản trị Nhà hàng- khách sạn, ngành đang hút nguồn nhân lực
Điều kiện bản thân
Điều kiện kinh tế gia đình, sức khỏe, ngoại hình, năng khiếu bản thân cũng là các yếu tố cần xem xét trước khi chọn nghề nghiệp tương lai. Nếu hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bạn cần phải có sự lựa chọn hợp lý để không vất vả mưu sinh và lơ là việc học. Bạn có thể chọn một trường đại học gần nhà hoặc thay vì chọn học đại học thì bạn chọn học cao đẳng rồi tìm một việc làm thêm phù hợp để giảm gánh nặng chi phí, trang trải việc học, sau đó học liên thông lên đại học. Có rất nhiều bạn trẻ đã thành công khi vừa làm vừa học như vậy. Riêng một số ngành học có yêu cầu về sức khỏe, ngoại hình, năng khiếu…Khi đăng ký vào các ngành thuộc những lĩnh vực yêu cầu này các bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin để xem xét bản thân có phù hợp hay không.
ĐÀO THIẾT